Phiên dịch đàm phán

Phiên dịch đàm phán là loại hình dịch miệng thương mại.

Dịch miệng thương mại là một hoạt động giao tiếp ngôn ngữ đòi hỏi sự quy tụ của các yếu tố nghe, nói, đọc, viết, ký ức, dịch v.v…; Nhưng trong hoạt động kinh doanh thương mại của công ty, việc đàm phán là một khâu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh, sự tốt và kém của phiên dịch đàm phán có một tác dụng tương đối quan trọng trong sự thành bại của công việc .

Phiên dịch đàm phán xúc tiến sự hợp tác tốt đẹp. 

đặc biệt là đối với phiên dịch đàm phán những nội dung hợp đồng mang tính kỹ thuật yêu cầu người phiên dịch phải quen thuộc với những tài liệu kỹ thuật và văn bản về công trình kiến thiết, nội dung phiên dịch cần đáp ứng những đòi hỏi như chuẩn xác, trung thực, cẩn trọng, quy phạm. Do khách hàng yêu cầu tương đối cao về dịch vụ khẩu ngữ trong thương mại, nên tất cả đội ngũ phiên dịch Trung Việt mà công ty Phiên dịch Kim Long cung cấp đến quý khách hàng, đều yêu cầu phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch miệng, và trang bị sẵn những kiến thức ngành nghề có liên quan, có sự am hiểu về những thuật ngữ chuyên ngành đối với ngành nghề của khách hàng.

phiendichdamphan

Một số đặc điểm của phiên dịch đàm phán:

1.Tính tức thời

Tính tức thời là một đặc trưng vốn có phổ biến trong nghề phiên dịch trung việt, nó được quyết định bởi đặc tính tức thời trong dịch nói. Khẩu ngữ chính là vật chủ thể trong nghề phiên dịch miệng Trung Việt, nó khác với dịch viết ở chỗ “Tính tức thời trong kế hoạch ngôn ngữ khi nói”. Người dịch sẽ không biết trước được nội dung của ngôn ngữ gốc, chỉ có thể triển khai lời nói khi có người phát biểu, người phiên dịch Trung Việt lúc đó mới hiểu rõ được thông tin của ngôn ngữ gốc, phiên dịch viên vừa nghe vừa chỉnh lý, tổ chức biểu đạt ngôn ngữ, do đó, lời dịch sẽ mang “tính tức thời”. Do đặc trưng tức thời của khẩu ngữ, lời dịch của người dịch chắc chắn sẽ không thể bám sát liên tục nghĩa gốc. Nhưng, trong ngày thường chỉ cần phiên dịch viên luyện tập kỹ năng dịch, kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ, thì sẽ có khả năng dịch rất rõ ràng và trơn tru, có tầng bậc trong lời dịch.Và do vậy sẽ kiểm soát tốt được giọng nói, ngữ điệu và nhịp điệu.

2. Tính cấp bách

“Tính tương đối nhanh chóng trong phát biểu tin tức” thông thường tốc độ ngôn ngữ khoảng 14 âm vị mỗi giây, nhưng nhanh nhất là hơn 30 âm vị mỗi giây, một loại khác là"Tính tạm lưu của lời nói ", [1] lời nói một khi nói ra là biến mất, rất khó để bắt được, càng không có nhiều thời gian cho người dịch dừng lại suy nghĩ. Do tốc độ phát biểu của khẩu ngữ đương đối nhanh, nói ra là mất, đồng thời khi dịch miệng không thể xảy ra hiện tượng ngắt nghỉ và im lặng ( 2-3 giây sau khi người phát biểu đã phát biểu xong thì người phiên dịch phải bắt đầu dịch đoạn nội dung này), cho nên khoảng thời gian để người dịch tiếp nhận thông tin, phân tích và hiểu vấn đề , ngay cả đến thời gian chỉnh lý lời văn khi dịch nói cũng rất ngắn.

Ngoài ra, trong kỹ thuật đàm phán có đề cập đến những kiến thức chuyên ngành liên quan, thuật ngữ chuyên ngành, thì người dịch cần phải dịch chính xác những kiến thức và thuật ngữ chuyên ngành này trong một thời gian rất ngắn, nếu như gặp phải vấn đề nhưng không thể tra cứu và tìm kiếm kết quả, sẽ gây ra một áp lực rất lớn. Nếu muốn hòa hoãn lại sự cấp bách của nghề dịch miệng, người dịch tốt nhất nên chuẩn bị trước chủ đề nội dụng buổi dịch và thuật ngữ chuyên ngành liên quan. Quá trình chuẩn bị chủ đề buổi dịch chính là quá trình tìm hiểu về buổi dịch, và cũng là quá trình để làm quen, suy đoán và phân tích chủ đề.Trong khẩu ngữ, nhận biết và phân biệt, thấu hiểu và ghi nhớ sẽ tỷ lệ nghịch với nhau, chỉ khi nào sự hiểu biết càng rộng, sẽ càng hiểu rõ chủ đề, và giảm bớt được các loại áp lực khác nhau trong khi dịch.[2] Việc chuẩn bị chủ đề bao gồm đàm phán tình hình cơ bản của cả hai bên, đàm phán nội dung kỹ thuật, đàm phán các mục tiêu dự kiến, v.v.

3. Tính chuyên nghiệp

Đàm phán kỹ thuật luôn xoay quanh một số vấn đề kỹ thuật và những nội dung có liên quan để triển khai thương thảo, nên dịch nói về đàm phán kỹ thuật, nó sẽ liên quan đến một lượng lớn kiến ​​thức kỹ thuật chuyên môn và thuật ngữ chuyên ngành, nếu phiên dịch viên Trung Việt không có đủ kiến thức chuyên ngành thậm chí không biết gì cả, thì trình độ ngoại ngữ có cao đi chăng nữa, cũng rất khó để có thể phiên dịch tốt về nội dung và vấn đề về mặt kỹ thuật một cách rõ ràng xúc tích, thậm chí còn khiến cho công việc phiên dịch bị gián đoạn. Khi dịch viết việc khó khăn sẽ thể hiện ở khâu tra từ điển, kiếm tài liệu tham khảo, nên người dịch có thể trao đổi với đồng nghiệp, và lập lại việc suy đoán, mò mẫm cho đến khi tìm ra đáp án chính xác.

Nhưng dịch nói thì vốn dĩ không hề có thời gian để bạn có khả năng mò mẫm tra cứu, chính vì vậy yêu cầu người dịch cần phải có một lượng lớn kiến thức chuyên môn, tích lũy những từ ngữ chuyên ngành liên quan, để có thể vận dụng linh hoạt ngay trong lời dịch. Do vậy, người dịch hằng ngày phải đọc sách, cần mẫn trong học hỏi kiến thức mới, thông qua những kênh khác nhau để nắm vững toàn diện những kiến thức cơ bản và thuật ngữ chuyên ngành, để tự xây dựng tốt nền móng cho công tác phiên dịch khẩu ngữ, để đạt đến cảnh giới “vô tư lự” khi dịch. Hiện nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, kiến thức chuyên ngành mới và tầng lớp ngữ nghĩa của thuật ngữ chuyên ngành ngày càng phong phú, nên người dịch phải không ngừng làm phong phú thêm cho vốn kiến thức chuyên ngành, để theo kịp trào lưu của thời đại mới

4. Tính phức tạp

Tính phức tạp khi đàm phán kỹ thuật chủ yếu được biểu hiện ở ba phương diện chính sau: nội dung phức tạp biến hóa đa dạng, trình độ văn hóa của đối tượng đàm phán khác nhau, phong cách nói chuyện của người đàm phán khác nhau v.v… Đầu tiên, kỹ thuật đàm phán có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, nội dung đàm phán có thể là sự chuyển nhượng của thành tựu khoa học kỹ thuật, sự xuất khẩu của ô tô, hoặc việc nhập khẩu thiết bị bảo vệ môi trường. Do vậy, nội dung khẩu ngữ biến hóa lớn, ngoài trừ việc một số ít phiên dịch viên trong một thời gian dài chỉ làm đơn nhất một công việc là dịch khẩu ngữ, thì những phiên dịch viên thông thường đều có khả năng đảm nhiệm vị trí phiên dịch khẩu ngữ trong các lĩnh vực khác nhau. Kế đến, đối tượng đàm phán đến từ những quốc gia và khu vực khác nhau, mỗi quốc gia khu vực lại có nền truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, lối tư duy khác nhau, những yếu tố này đều thể hiện rõ ràng trong ngôn ngữ và phương thức đàm phán.

Ví dụ, do chịu ảnh hưởng của đạo Nho, lối tư duy Nho Gia từ lâu đã thấm nhuần vào tư tưởng và truyền thống văn hóa của người Trung Quốc, khiến họ có tính khiêm nhường, cẩn trọng, e dè, thường hay uyển chuyển khi nhấn mạnh chủ thể, thích dùng những từ ngữ hư ảo, mơ hồ để biểu đạt khái niệm; Trái ngược lại, người phương tay lại có đặc điểm rõ ràng, rành mạch, rất có logic về cách biểu đạt trong lời nói. [3] Do những nguyên nhân không giống nhau, người Trung Quốc thường dễ dàng trong việc tiếp nhận tư duy của người Phương Tây, nhưng người Phương Tây lại rất khó để hiểu được tư duy của người Trung Quốc. Do vậy, đôi bên cần có sự trao đổi hiệu quả, lời dịch của người dịch phải phù hợp với tư duy, thói quen biểu đạt của đôi bên, lời dịch phải đáp ứng được yêu cầu rõ ràng mạch lạc, tầng lớp ngữ nghĩa rành mạch.

Ngoài ra, nội dung khi dịch về đàm phán kỹ thuật không chỉ gói gọn trong thuật ngữ, mà còn bao gồm kiến thức liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật v.v…Để công việc dịch miêng có thể thành công, người dịch ngoài việc có một kiến thức sâu rộng, vốn tri thức về xã hội cũng là yếu tố không thể thiếu. Bởi vì xã hội, nền văn hóa và sự cảm nhận về những tri thức có liên quan của hai ngôn ngữ có thể giúp cho người dịch hiểu được rõ ràng đồng thời biểu đạt được đầy đủ và hoàn chỉnh ý nghĩa gốc. Sau cùng, đối tượng của khẩu ngữ chính là lời nói của người phát biểu. khi người ta nói chuyện thường hay mang theo giọng và các dùng từ địa phương, phong cách nói chuyện cũng khác nhau. Có người thích những câu văn đơn giản dễ hiểu, có những người thích dùng những cụm câu gợi từ ý này sang ý khác; Có những người ăn nói mạch lạc, phát âm rõ ràng, có những người phát âm không rõ ràng, có những người nói chuyện chậm rãi, có đầu có đuôi, có người lại thích nói rất nhanh, và không ngắt ngững trong lời nói; thì sẽ có người nói chuyện rất có logic, ý nghĩa chặt chẽ, nhưng cũng sẽ có người nói chuyện với ý rời rạc, không có logic. Tất cả những phong cách này sẽ tăng thêm tính phức tạp của công việc dịch nói.

Do vậy, dịch nói là một việc phức tạp, đó là sự lao động cao độ của trí não, đòi hỏi người nghe phải có một thính giác tốt, khả năng hiểu nhanh, phản ứng nhanh.

5. Tính chuẩn xác

Dịch đàm phán Kỹ thuật đòi hỏi tính chuẩn xác cao khi truyền đạt lại thông tin gốc, đặc biệt là thuật ngữ về chuyên ngành, những danh từ riêng, và chữ số. Khi đàm phán, cả hai bên tham dự phiên đàm phá đều rất quan tâm đến từng câu từng chữ, bởi vì những nội dung được truyền tải trong câu chữ là rất lớn. Nếu như khi dịch mà dịch sai, dịch nhầm bất kỳ một câu, một chữ nào, thì kết quả sau cùng có thể gây ra thảm họa, do vậy dịch nói đàm phán kỹ thuật đòi hỏi độ chuẩn xác cao, nó rất quan trọng, và cũng là điều kiện tiên quyết để khiến cho buổi đàm phán có thể tiến hành thuận lợi và kết thúc với kết quả tốt. Ví dụ, trong quá trình đàm phán về kỹ thuật, nếu như dịch sai dịch sót con số, thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường.

Do sự hạn chế của tính nhất thời, tạm lưu, nhanh chóng của dịch nói, người dịch không thể nhớ hết đồng thời ghi chép lại mỗi câu mỗi chữ của lời nói gốc, chỉ có thể truyền tải ý nghĩa tổng thể của lời nói, tức là truyền tải chính xác nội dung tổng thể của lời nói gốc. Nhưng người dịch bắt buộc phải đảm bảo truyền tải đúng những từ mấu chốt bao gồm thuật ngữ chuyên ngành, danh từ riêng, và con số, ví dụ 3520 vạn, khi dịch sang tiếng Việt thì sẽ là 35 triệu 200 nghìn (đây là sự khác biệt trong cách dùng từ giữa Trung Quốc và Việt Nam, trong đơn vị đo đếm của người Trung Quốc sẽ có từ “vạn”, nhưng người Việt lại ít dùng đến từ này, do vậy, khi gặp những con số liên quan đến Vạn, rất dễ gây ra sự nhầm lẫn trong khi dịch). Tính chuẩn xác của khẩu ngữ, sự biểu đạt chuẩn xác, rõ ràng, lưu loát của người dịch là những yếu tố thể hiện trình độ người dịch.

Đối tượng chủ thể trong công việc của người dịch là lời nói, ngôn ngữ biểu đạt của người dịch trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động đàm phán. Ngay cả lúc người dịch khi dịch tiến hành thuật lại toàn diện, dùng từ chính xác, nhưng trong cách biểu đạt lại xảy ra va vấp, hoặc lời nói, âm lượng mất kiểm soát v.v…, như vậy hiệu quả sau cùng cũng không tốt. Trong đàm phán kỹ thuật phải đặt biệt chú trọng ngữ khí, ngôn ngữ cơ thể v.v. Nười dịch phải khéo léo vận dụng những yếu tố này mới có thể chuẩn xác và hoàn hảo trong truyền đạt ý kiến của đôi bên. Do vậy, người dịch nói cần phải đáp ứng những yêu cầu về biểu đạt, đạt được những yếu tố như dịch từ rõ ràng, ngữ điệu, ngữ khí chuẩn xác, phát âm chuẩn.

6. Tính linh hoạt

Tính chuẩn xác của đàm phán kỹ thuật Trung Việt không đồng nghĩa với việc phải như một cỗ máy phiên dịch để chuyển đổi hai ngôn ngữ qua lại, người dịch trên nguyên tắc đảm bảo sự chuẩn xác của nguyên bản có thể chuyển dịch lại tất cả các nội dung và từ mấu chốt, nhưng có một số tình huống nhất định cần phải xử lý linh hoạt. Hai bên tham dự đàm phán kỹ thuật trong lúc đàm phán sẽ luôn cố gắng tối đa hóa lợi ít của mình, nếu như đôi bên đều giữ nguyên quan điểm của mình, còn người phiên dịch không linh hoạt trong xử lý tình huống, thì việc đàm phán của đôi bên liệu có thể thành công không?

Trong quá trình đàm phán kỹ thuật, nếu một trong các bên có lời lẽ quá khích, người phiên dịch cần phải giữ một vai trò “sàng lọc” để tránh không khí khẩn trương. Nếu không may gặp tình trạng không khí hai bên căng thẳng quá mức, phiên dịch có thể đứng giữa để điều phối, làm tốt công việc giải thích và xoa diệu, điều hòa không khí căng thẳng, giúp đôi bên cùng nhau đạt được sự thấu hiểu. Tóm lại, do những nguyên nhân như khẩu ngữ có đặc điểm phát biểu rất nhanh, thời gian lưu giữ ngắn, đặc điểm chuyên môn trong đàm phán kỳ thuật cao v.v...

Nên phải lấy lời nói làm chủ thể, đàm phán kỹ thuật làm đối tượng, thì việc dịch đàm phán kỹ thuật sẽ tự động hội đủ được những đặc điểm cần thiết như tính tức thời, tính cấp bách, tính chuyên nghiệp, tính phức tạp, tính chuẩn xác và tính linh hoạt v.v.

Ý kiến bạn đọc