Phiên dịch đuổi

Dịch đuổi (Consecutive interpreting)

Dịch đuổi (consecutive interpreting)-Người dịch ở trong phòng họp, vừa nghe ngôn ngữ dịch, vừa ghi chép vào sổ tay. Khi người phát biểu kết thúc và dừng lại, lúc này Phiên dịch viên cần sử dụng một ngôn ngữ đích dịch rõ ràng, tự nhiên, chuẩn xác, và hoàn chỉnh để biểu đạt lại toàn bộ nội dung đã được phát biểu, cũng giống như việc tự mình diễn giải lại. Dịch đuổi yêu cầu người dịch có khả năng nghe một đoạn hội thoại liên tục trong từ 5 đến 10 phút, đồng thời vận dụng kỹ thuật diễn đạt tốt, hoàn chỉnh và chuẩn xác để dịch lại những nội dung đã được phát biểu.

phiendichduoi

Phiên dịch đuổi chủ yếu dùng trong những trường hợp có quy mô nhỏ hoặc trường hợp có trên hai loại ngôn ngữ, ví dụ các cuộc họp ngoại giao, đàm phán song phương, các chuyến khảo sát, các cuộc bàn bạc quy mô nhỏ, phỏng vấn từ nhà báo, trình tự tố tụng tư pháp, phát biểu trong buổi tiệc, họp báo và trong các cuộc hội thảo nhỏ, vv…

Kỹ xảo trong khi dịch đuổi

Dịch đuổi, đó là việc người phiên dịch sau khi đã nghe người phát biểu nói một câu, hoặc cũng có thể là một nhóm câu, thậm chí là sau cả đoạn hội thoại, thì dịch ra theo ngôn ngữ đích. Trong kỳ họp quốc hội và khi họp báo đều sử dụng hình thức dịch đuổi. So với việc dịch cabin, khi dịch đuổi người dịch trực tiếp đối mặt với người nghe, từ đó sẽ bị chú ý nhiều hơn, gây ra áp lực tâm lý tương đối lớn cho người dịch; Đồng thời, do người dịch có một khoảng thời gian nhất định để nghe và chỉnh lý lại ngôn ngữ ban đầu (có thể là ngôn ngữ từ câu, nhóm câu hoặc cả đoạn hội thoại) từ đó có sự sắp xếp kết cấu câu chuẩn xác và hoàn chỉnh, do vậy thông thường cũng đòi hỏi chất lượng dịch tương đối cao. Từ hai điểm trên, có thể thấy rằng mức độ khó khăn của việc dịch đuổi tương đối cao, nó là yếu tố trực quan để phán đoán trực tiếp năng lực dịch của phiên dịch viên.

Bất luận trong trường hợp nào, như đàm phán chính thức, hay trong cuộc gặp mặt cần chú trọng lễ tiết, họp báo, thăm quan, du ngoạn, tiệc chiêu đãi, lễ khai mạc hoặc nói chuyện qua điện thoại, thì đều không thể thiếu được các chi tiết công việc sau:

1. Hệ thống ghi chép có hiệu quả

2. Bồi dưỡng tố chất tâm lý

3. Mỗi lần hoạt động đều phải lắng nghe kỹ, phải cố gắng nắm bắt kỹ những nội dung và thuật ngữ có liên quan đến buổi nói chuyện, để chất lượng nội dung dịch tốt, và đầy đủ nhất

Mỗi một trường hợp dịch đuổi chủ yếu khác nhau ở phương thức xử lý và phong cách nắm bắt

♦ Đàm phán chính thức, họp báo và lễ khai mạc là những hoạt động nghiêm túc và trang trọng. Phiên dịch cần phải dịch ngay tại hiện trường với yêu cầu rõ ràng, ổn định, chính xác, và tốc độ nói phải vừa phải.

♦ Các cuộc họp mang tính lễ tiết, thông thường không liên quan đến các vấn đề quan trọng, mà liên quan đến việc trò truyện và trao đổi tình cảm, phiên dịch phải truyền đạt những thông tin thân thiện, giúp chủ và khách có thể duy trì bầu không khí hài hòa.

♦ Ngoài phần nội dung chúc rượu trong lúc bắt đầu hoặc kết thúc các bữa tiệc, phần nội dung còn lại đều là trò chuyện phiếm, phiên dịch có thể dùng khẩu ngữ, để khiến cho những lời trò chuyện thú vị hơn, điểm xuyết cho bữa tiệc thoải mái và ngon miệng hơn.

♦ Khi tham quan, du ngoạn, phiên dịch phải nắm bắt trọng điểm, truyền đạt thông tin, nếu cần thiết có thể khái quát nội dung gốc, tốc độ nhanh hơn một chút là được.

♦ Khi dịch thông qua điện thoại, do thiếu sự trao đổi qua lại của ánh mắt (eye contact) trong quá trình dịch, khiến cho việc nghe hiểu tăng cao, do đó cần tập trung cao độ, nghe là chính, ghi chép là phụ, tốc độ nói phải vừa phải, để đảm bảo đối phương nghe chính xác thông tin được truyền tải.

Khi dịch khẩu ngữ cần phải nhanh chóng, linh hoạt và khéo léo khi xử lý, để làm nổi bật tính trực tiếp và tức thời của phương pháp dịch thuật này, khiến cho cho bản dịch trở nên dễ chịu và thú vị.

Ý kiến bạn đọc