Trong bối cảnh dịch Covid ngăn cách đi lại, doanh nghiệp Việt Nam không thể cử nhân viên đến tận nơi trực tiếp làm việc với nhà cung cấp Trung Quốc, việc thẩm định nhà cung cấp Trung Quốc trước khi bắt tay làm ăn, đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam là cần thiết và nên làm, vì việc này có thể tránh xa được các rủi ro, đảm bảo thanh toán an toàn, nhận hàng đúng yêu cầu.
Người ta thường nói “Cuộc đời không đẩy ta vào bước đường cùng, chỉ có con người tự đẩy nhau vào ngõ cụt.” “Vẽ rồng vẽ hổ khó vẽ xương, biết người biết mặt khó biết lòng.” Nếu như doanh nghiệp Việt Nam không thẩm định đối tác Trung Quốc, vì bất cẩn hoặc lợi nhuận trước mắt mà vội vàng đặt cọc hoặc thanh thoán hết tiền hàng cho nhà cung cấp Trung Quốc, nhà cung cấp Trung Quốc không gửi hàng hoặc gửi những hàng kém chất lượng thì sao? Lúc đó doanh nghiệp Việt Nam phải xử lý như thế nào? Không thẩm định thì đâu có thông tin chính xác của nhà cung cấp Trung Quốc, các bước tiếp theo mình phải làm như thế nào?
Chưa biết danh tính nhà cung cấp Trung Quốc, chưa xác định được là nhà sản xuất hay nhà thương mại, chưa biết về quy mô sản xuất và quy mô nhân công, chưa rõ chất lượng sản phẩm, chưa nắm rõ về các điều khoản và rủi ro hợp tác. Trong việc kinh doanh buôn bán, người ta thường nói đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Doanh nghiệp không nên vì tiết kiểm một khoản tiền nhỏ ( phí thẩm định nhà cung cấp Trung Quốc ) mà tạo ra quá nhiều rủi ro cho bản thân.
1. Tiếp nhận thông tin nhà cung cấp Trung Quốc từ phía khách hàng.
2. Kiểm tra hồ sơ nhà cung cấp tại bộ Công Thương Trung Quốc ( bao gồm giấy phép kinh doanh, vốn đầu tư, chủ sở hữu, thời gian thành lập, quy mô sản xuất v.v.)
3. Chuyên viên Trung Quốc đến tận xưởng chụp hình và kiểm định: quy mô nhà máy, quy trình sản xuất, các thông số kỹ thuật, chất lượng sản phẩm.
4. Các thoả thuận hợp tác kinh doanh giữa khách hàng và nhà cung cấp.
5. Đánh giá và gửi báo cáo thẩm định cho khách hàng.