7 TIPS DÀNH CHO PHIÊN DỊCH VIÊN HỘI THẢO – HỘI NGHỊ

24/06/2020, 20:11

Một hội thảo – hội nghị thành công không phải là một chuyện đơn giản nếu như không có khâu chuẩn bị thật kỹ càng. Phiên dịch viên chuyên nghiệp chính là một trong những điều kiện để một buổi hội thảo diễn ra thành công. Với cương vị là một người đi trước trong ngành phiên dịch, PHIENDICH.COM xin chia sẻ đến bạn 7 tips phiên dịch hội thảo – hội nghị qua bài viết dưới đây.

Chuẩn bị

Một trong những yếu tố quan trọng để đem lại hiệu quả phiên dịch thành công mà bạn nên biết đó là sự chuẩn bị. Trước mỗi sự kiện phiên dịch viên sẽ được khách hàng cung cấp nội dung phiên dịch, việc của bạn đó là tiếp nhận nội dung và dành thời gian để nghiên cứu trước tài liệu hội thảo, chương trình hội thảo, các khách mời chủ chốt, các diễn giả. Phiên dịch cần tìm kiếm thông tin về khách mời, diễn giả và nắm được chính xác chức danh cũng như cách dịch các chức danh này sang ngôn ngữ đích. Chuyên viên phiên dịch nên đến sớm 15 – 30 phút để làm quen không gian và làm chủ được tâm lý giúp tự tin trong giao tiếp. Khi vào buổi dịch, cần sắp xếp, bố trí các tài liệu này theo thứ tự hợp lý, dễ tìm.

Trang Phục

Trang phục chuyên nghiệp sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng của phiên dịch viên và là một yếu tố quyết định đến 70% thành công phiên dịch. Một góp ý nhỏ khi phiên dịch ở hội thảo – hội nghị là trang phục nghiêm túc, nên đồng bộ với mọi người tránh gu ăn mặc quá sặc sỡ và màu mè khiến mất hình tượng trong mắt khách hàng. Không chỉ nâng cao sự chuyên nghiệp mà ăn mặc lịch sự và tương đồng sẽ giúp các phiên dịch viên cảm thấy tự tin trong giao tiếp, giúp sự kiện phiên dịch trở nên thú vị và hoàn hảo hơn.

Kiểm tra thiết bị âm thanh

Trước khi bắt đầu buổi dịch, bạn nên dành thời gian kiểm tra các trang thiết bị, máy móc để đề phòng các trường hợp xấu xảy ra như: micro tắt, không biết sử dụng… Tiếp theo, bạn hãy nhìn qua một lượt tên các diễn giả hoặc người tham gia buổi hội nghị hôm đó và kiểm tra xem có tên người nước ngoài nào khó phát âm không, hoặc có tên nào mà bạn cảm thấy sẽ khó nghe không để chuẩn bị tâm lý “chiến đấu”.

Giọng nói và phát âm

Theo như kinh nghiệm của PHIENDICH.COM, yêu cầu về giọng nói là không thể bỏ qua. Với môi trường làm việc là giao tiếp chuyển ngữ, phiên dịch viên cần đảm bảo giọng nói, cách phát âm của mình to, rõ ràng không quá nhanh, không quá chậm để truyền đạt thông tin đến người nghe một cách dễ hiểu nhất. Đặc biệt, phiên dịch viên nên điều chỉnh tông giọng giống với tông giọng của diễn giả. Trong bất kỳ trường hợp nào, luôn luôn duy trì tông giọng dễ chịu dù bạn có đang mệt mỏi hay lúng túng như thế nào.

Truyền đạt nội dung trung thực

Một nguyên tắc mà bất kỳ một phiên dịch nào cũng phải tuân theo, đó là dịch trung thực, không được phép thay đổi nội dung mà diễn giả đang nói tới. Đôi khi, phiên dịch viên cảm thấy có thể diễn đạt một câu, một ý tốt hơn cả diễn giả. Tuy nhiên, hãy nhớ vai trò của phiên dịch là chuyển tải chính xác thông điệp và tôn trọng những gì mà diễn giả nói ra. Có đôi lúc bạn cũng sẽ cảm thấy diễn giả đang nói những điều vô nghĩa và lúc đó hãy dịch đúng những điều đó vì có thể việc diễn đạt vô nghĩa này nằm trong chủ ý của diễn giả.

Đặt ra quy trình phiên dịch

Là một công ty trong lĩnh vực phiên dịch, chúng tôi hiểu rằng việc sắp xếp, tổ chức công việc hợp lý sẽ giúp cho công việc được diễn ra hoàn hảo cũng như đem đến kết quả phiên dịch tuyệt vời. Trình tự phiên dịch chuẩn Quốc tế là: Đọc tài liệu – Nghe đầy đủ – Ước dịch - Dịch chi tiết. Đồng thời cấu trúc câu trong nội dung phiên dịch cần phải đảm bảo chủ ngữ, động từ và tân ngữ rồi mới xác định dịch từ dưới lên trên sẽ thuận tiện và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự đặt ra một quy trình phiên dịch của riêng mình như là một “bí kíp” để luôn có thành công.

Xử lý vấn đề xấu phát sinh

Trong quá trình phiên dịch việc gặp phải các vấn đề, sự cố phiên dịch là chuyện thường xuyên. Trong trường hợp diễn giả nói quá nhanh, những phiên dịch ít kinh nghiệm thường lúng túng và tốc độ dịch không theo kịp tốc độ nói của diễn giả. Theo kinh nghiệm phiên dịch của PHIENDICH.COM, hãy nhớ lại nguyên tắc “dịch ý chứ không dịch từ”, dịch tất cả các thông tin cô đọng, xúc tích theo hướng chuyển tải thông điệp.

Ngoài ra, trong quá trình làm việc bạn có thể sẽ gặp những diễn giả có chất giọng khác nhau và cách diễn đạt cũng có thể khác nhau. Ví dụ, cùng là ngôn ngữ Trung nhưng người Quảng Đông nói sẽ khó nghe hơn người Bắc Kinh. Do đó, phiên dịch cần phải luyện tập để quen với các chất giọng khác nhau của các diễn giả. Bạn luyện tập càng nhiều thì nghe hiểu càng tốt.

Ý kiến bạn đọc