Phiên dịch viên và những tai nạn nghề nghiệp

20/06/2020, 15:35

Phiên dịch viên đã và đang là một nghề “hot” trên thị trường Việt Nam và thế giới, có thể đem lại thu nhập “khủng”, làm việc trong những môi trường năng động, đa dạng và mang lại cho người phiên dịch cơ hội tiếp xúc văn hóa khác nhau, đi nhiều nơi…

Phiên dịch viên là gì? Có thể nói, phiên dịch viên là cầu nối giúp những người không cùng ngôn ngữ có thể giao tiếp thông suốt. Nếu quan niệm một giao tiếp được coi là thành công khi các bên giao tiếp hiểu được “tiếng lòng” của nhau, cảm nhận được quan điểm, thái độ của đối phương thì công việc của phiên dịch viên không chỉ đơn thuần là dịch nghĩa, mà còn cần thể hiện tốt sắc thái của các đối tượng giao tiếp trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Tai nạn nghề phiên dịch: Phiên dịch thích thú là vậy, nhưng tai nạn nghề nghiệp không phải ai cũng tránh khỏi được. Có những tai nạn thật sự khó đỡ, phiên dịch viên có khi thật đáng thương, nhưng có lúc lại thật đáng trách.

Căng thẳng khi phiên dịch: Khi một phiên dịch viên mới “chân ướt chân ráo” vào nghề đều cảm thấy căng thẳng và áp lực rất cao. Nếu không làm chủ được cảm xúc bản thân rất có thể chuyên viên phiên dịch sẽ phiên dịch thô, dịch thiếu gây ảnh hưởng lớn đến sự kiện phiên dịch. Để tránh những căng thẳng, áp lực làm ảnh hưởng đến công việc, phiên dịch viên cần phải bình tĩnh và chuẩn bị thật kỹ nội dung mới có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

Phiên dịch bị nhắc dịch sai: Trường hợp này xảy ra rất nhiều, không ít khách hàng thành thạo ngoại ngữ nhưng vẫn phải sử dụng phiên dịch viên theo yêu cầu của công việc. Nếu dịch sai, không sát ý… phiên dịch viên có thể bị dừng và nhắc nhở một cách thân thiện hoặc khó chịu…Tuy nhiên, trong mọi hoàn cảnh, bạn luôn luôn phải bình tĩnh dịch tiếp và cẩn trọng hơn, tránh những sai sót tiếp theo.

Phiên dịch bị đề nghị thay thế: Nếu một chuyên viên dịch kém, giọng quá khó nghe, tác phong, thái độ, trang phục không phù hợp và không chuyên nghiệp, phiên dịch viên có thể sẽ bị đề nghị thay thế ngay lập tức. Dĩ nhiên, không có cách nào khác là dù xấu hổ đến mức nào, bực bội đến đâu, chuyên viên phiên dịch cũng vẫn phải vui vẻ chấp nhận theo đạo đức nghề nghiệp. Và đây sẽ là bài học rút ra cho những phiên dịch viên “tương lai” tránh gặp phải.

Chỉ cần điểm qua một vài tai nại trên đây cũng đủ để bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về ngành phiên dịch phải không? Nếu bạn muốn trở thành một phiên dịch chuyên nghiệp, hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị tốt, niềm đam mê và tự tin đối đầu với thử thách. Hãy hình dung bạn được mời ở vị trí phiên dịch viên cho dự án lớn, và bạn có thể “múa ca” với ngôn ngữ để chuyển tải một cách tuyệt vời những thông điệp một cách chính xác nhất cho người nghe. Đó chính là thành công của bạn!

Ý kiến bạn đọc