Trong một sự kiện hội thảo Quốc tế, phiên dịch đóng vai trò như một diễn giả thứ hai. Sự thực là phiên dịch không chỉ đơn thuần chuyển tải thông tin, lời nói của diễn giả mà còn phải thể hiện được cảm xúc, thái độ và quan điểm của diễn giả một cách chính xác nhất đến với người nghe.
Hơn nữa, phiên dịch hội thảo luôn phải tinh tế và linh hoạt, “tùy cơ ứng biến” với từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Để đáp ứng những yêu cầu trên, một phiên dịch hội thảo chuyên nghiệp cần có khả năng nói trước đám đông, có kỹ năng thuyết trình như một diễn giả thực thụ. PHIENDICH.COM đã tổng hợp 4 lưu ý sau đây giúp cho phiên dịch viên hội thảo có thể hoàn thành công việc tốt nhất.
Ngôn ngữ “mắt” của người phiên dịch
Người phiên dịch có chuyển ngữ tốt hay không đều biểu hiện qua ánh mắt. Khi nhìn khán giả bên dưới, chuyên viên phiên dịch có thể biết được thái độ của họ ra sao và phần nào đoán được họ đang suy nghĩ gì, từ đó điều chỉnh cách nói cho phù hợp. “Nói chuyện bằng mắt” cũng là một cách để biểu thị sự tôn trọng của diễn giả và phiên dịch với khán thính giả. Ngoài ra, bạn hãy cố gắng tránh nhìn quá nhiều vào giấy ghi chép và những động tác thừa thãi với cây bút của mình.
Phương pháp phiên dịch
Để có thể trở thành một diễn giả thứ hai trên sân khấu, phiên dịch viên cần biết sử dụng các phép tu từ khác nhau như: nhân hóa, so sánh, cường điệu… Điều này cũng tạo ấn tượng mạnh với khán thính giả và dành được điểm cộng của diễn giả. Trong vài trường hợp cụ thể như một buổi họp đàm phán của một doanh nghiệp cần một chút trang trọng hơn, phiên dịch cần lựa chọn ngôn từ sao cho phù hợp để khách hàng có thể thành công trong cuộc đàm phán.
Tùy hoàn cảnh làm việc và đối tác, chuyên viên phiên dịch có thể dịch một câu trong ngôn ngữ nguồn thành hai câu hoặc nhiều hơn để người nghe có thể dễ dàng hiểu ý của khách hàng mình.
Biểu cảm của phiên dịch viên
Dù là phiên dịch tại hội thảo hay phiên dịch thương mại thông thường thì hãy luôn thể hiện sự thân thiện và tự tin, hay nghiêm túc, tùy vào chủ đề và thái độ của diễn giả. Chuyên viên phiên dịch cần thể hiện thái độ phù hợp thông qua nét mặt mình đối với những hoàn cảnh khác nhau.
Giọng nói người phiên dịch
Giọng của phiên dịch nên vừa đủ, không quá nhỏ cũng không quá to, rõ ràng tròn vành rõ chữ. Đồng thời, chuyên viên phiên dịch phải nói phù hợp với giọng điệu của diễn giả. Sẽ ra sao khi diễn giả đang diễn thuyết hùng hồn mà giọng điệu của phiên dịch thì từ tốn, khoan thai? Thật là một thất bại của phiên dịch phải không?
Ngoài ra, phiên dịch viên cũng không nên nói quá nhanh hoặc nói quá chậm khiến người nghe khó theo dõi, tốc độ nói nên là 100 từ/phút. Tránh dùng những âm thanh như “ah”, “uh” nếu có thể, những từ này sẽ khiến người nghe khó chịu. Khách hàng sẽ thấy sự hạn chế về mặt trình độ của phiên dịch.
Trên đây là 4 lưu ý khi phiên dịch hội thảo mà PHIENDICH.COM muốn chia sẽ đến bạn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp những phiên dịch viên hội thảo có thông tin bổ ích và cần thiết để thực hiện thành công buổi dịch của mình.