Phiên dịch là một công việc có sức hút rất lớn đối với giới trẻ hiện này trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nghề này mang lại nguồn thu nhập cao, cùng với môi trường làm việc thú vị, đầy tính năng động và bất ngờ. Tuy nhiên phiên dịch cũng là một công việc có nhiều áp lực. Các phiên dịch viên phải đáp ứng nhiều yêu cầu, trong đó bao gồm các kỹ năng mềm quan trọng. Vậy những kỹ năng mềm trong nghề phiên dịch là gì?
Đây là kỹ năng mà bất kỳ phiên dịch viên nào cũng phải có và bạn phải luyện tập thật chăm chỉ để có được hiệu quả tốt nhất. Khi phiên dịch, các bạn phải thực hiện 2 việc cùng một lúc là lắng nghe và hiểu ý nghĩa của thông điệp, sau đó tìm cách truyền tải chúng thành một ngôn ngữ khác ngay lập tức.
Như vậy có nghĩa là bạn cần phải nghe tốt, hiểu rõ ràng thông điệp gốc đó có ý nghĩa như thế nào. Sau đó bạn cần phải biết cách truyền đạt lại thông điệp đấy sang một ngôn ngữ khác mà không có bất kỳ thiếu sót hay sự thay đổi nào.
Khi làm nghề phiên dịch, các bạn phải biết cách quan sát và chú ý phân tích những hành động, biểu cảm của người đối diện, để truyền tải thông tin một cách chính xác và phù hợp nhất. Khi nhận được bất kỳ thông tin nào từ các khách hàng, các phiên dịch viên phải chú ý quan sát xem họ có sử dụng tiếng lóng hay ngữ pháp đặc biệt nào không.
Những điều này có thể không được đề cập trong lý thuyết. Vì thế dựa vào quan sát kỹ càng, bạn sẽ biết được cách hữu ích nhất để phiên dịch thông tin chính xác và thích hợp.
Có kỹ năng ngoại ngữ tốt là điều kiện tiên quyết để trở thành một người phiên dịch viên. Và bạn phải vận dụng thành thạo các kỹ năng ngoại ngữ của mình để diễn đạt đầy đủ, chính xác nội dung của những câu nói gốc.
Từ vựng là một trong những yếu tố quan trọng. Vốn từ vựng phong phú là một yêu cầu bắt buộc dành cho những phiên dịch viên. Bạn phải am hiểu sâu rộng những từ mới trong ngoại ngữ mình cần phiên dịch, cùng với những cách sử dụng chúng để vận dụng phù hợp với từng tình huống.
Chưa kể, trong một vài trường hợp, bạn phải hiểu rõ chuyên ngành, những kiến thức chuyên môn sâu để truyền tải ý nghĩa chính xác nhất có thể. Ngoài ra, bạn phải có khả năng phản ứng nhanh chóng với nội dung được đưa ra, rồi chuyển ngữ ngay lập tức. Có nghĩa là bạn không thể dừng lại để suy ngẫm, đắn đo lựa chọn từ ngữ hay dùng từ điển được.
Như vậy, các phiên dịch viên phải có kỹ năng quan trọng là: vốn từ vựng rộng lớn, phong phú. Đồng thời các bạn phải có khả năng sử dụng ngôn từ linh hoạt cho từng trường hợp. Hãy học cách biến chúng trở thành một phản xạ tự nhiên của não bộ.
Quản lý cảm xúc là một trong những kỹ năng mềm quan trọng đối với các phiên dịch viên. Bạn cần luôn luôn tỉnh táo và không được để cảm xúc cá nhân trộn lẫn, gây ảnh hưởng đến quá trình phiên dịch.
Điều này cực kỳ quan trọng với trường hợp bạn làm phiên dịch viên trong môi trường pháp lý, hình sự hay y tế, ... Khi bạn cần phải đối mặt với những tình huống như cấp cứu, xét xử tội phạm, trao đổi con tin, ... thì cần phải giữ vững lý trí, không thể bối rối hay hoảng loạn, sợ hãi, ... Bạn phải giữ cho mình luôn có cái đầu lạnh và ổn định mọi người thông qua ngôn ngữ giao tiếp, thông dịch.
Đừng để những cảm xúc cá nhân của bạn làm sai lệch thông điệp mà đối phương muốn đưa ra. Đồng thời không thể làm ảnh hưởng đến những phán đoán và quyết định của người nhận thông điệp bởi cảm xúc của bạn.
Cũng giống như mọi nghề nghiệp khác, một phiên dịch viên xuất sắc phải đảm bảo tính chuyên nghiệp để làm việc hiệu quả nhất và nhận được sự tin tưởng từ đối tác. Trong đó bạn cần giữ bảo mật thông tin cá nhân, tổ chức của các đối tác, trung thực trong từng câu phiên dịch. Ngoài ra bạn nên đúng giờ hẹn, làm việc với tác phong lịch sự, có tính kỷ luật cao, ...
Trong một vài lĩnh vực nhất định, những bạn làm nghề phiên dịch viên phải có kỹ năng thuyết phục khách hàng. Trong quá trình phiên dịch, bạn cần nói chuyện một cách tự nhiên nhất, đừng quá máy móc hay truyền đạt thông tin rập khuôn.
Bên cạnh đó hãy giữ nhịp trò chuyện đều đặn, để tạo cảm giác dễ chịu cho đối phương. Bạn đưa ra những thông tin khiến cho đối phương cảm thấy hứng thú và mong muốn lắng nghe nhiều hơn. Đương nhiên những thông tin này cần dựa trên thông điệp gốc, nhưng phải được truyền tải theo cách phù hợp.
Cũng giống như mọi nghề nghiệp khác, để thành công phải có sự chăm chỉ và kiên trì không ngừng. Và nghề phiên dịch viên cũng không ngoại lệ. Bạn có thể có thiên phú ngoại ngữ, nhưng bạn cần phải rèn luyện không ngừng để mài giũa năng lực của mình.
Bên cạnh đó bạn phải nỗ lực tiếp cận và tìm hiểu những kiến thức chuyên môn liên quan đến công việc, đồng thời tiếp nhận thêm những từ ngữ mới và nền văn hóa của ngôn ngữ mà bạn đang làm việc để nâng cao nghiệp vụ cá nhân. Vậy nên bạn cần phải tham khảo nhiều tài liệu, chăm chỉ tra từ điển và học thêm những từ mới, các từ chuyên ngành phức tạp. Hoặc bạn có thể tìm hiểu thêm qua các tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, sách báo, tin tức thời sự để học hỏi thêm, nhằm cập nhật những thông tin mới nhất.
Phiên dịch viên giúp kết nối các ngôn ngữ lại với nhau, xóa nhòa ranh giới giữa những con người thuộc đất nước và những nền văn hóa khác nhau. Bạn phải chuyển đổi ngôn ngữ giữa những người không thể giao tiếp với nhau, nhằm tạo sự liên kết và thu hẹp khoảng cách, để họ thấu hiểu cho nhau.
Vì thế, bạn cần phải tìm hiểu những nền văn hóa khác nhau để có thể làm tốt nghề phiên dịch. Bởi thông qua việc am hiểu các nền văn hóa, bạn sẽ biết cách lựa chọn từ ngữ khéo léo, để truyền đạt thông tin phù hợp, không gây ra những sự tác động không tốt vì đụng chạm văn hóa.
Nghề phiên dịch có nhiều áp lực và đòi hỏi nghiêm ngặt trong quá trình chuyển ngữ. Trong đó những yêu cầu về mặt thời gian rất lớn. Trong nhiều trường hợp, bạn cần phải chuyển đổi ngôn ngữ thật nhanh, thật gọn gàng để khách hàng tiếp nhận những thông tin hữu ích trong quỹ thời gian hạn hẹp.
Vì thế, khi làm phiên dịch viên, bạn phải biết cách quản lý thời gian của ản thân. Bạn không thể dừng lại giữa chừng hay ngập ngừng lúc khách hàng đưa ra câu hỏi, yêu cầu cần truyền đạt.
Và bạn phải lập tức lựa chọn những từ ngữ thích hợp, cùng cách nói chuyện hợp hoàn cảnh nhất để đưa ra câu trả lời cho phía đối tác. Do đó phải thật nhanh chóng, chính xác, không dây dưa trong lúc thông dịch cho khách hàng. Đây là một kỹ năng mềm trong nghề phiên dịch mà bạn cần chuẩn bị.
Trên đây là những kỹ năng mềm trong nghề phiên dịch. Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn đã biết nên nắm vững các kỹ năng quan trọng nào để ngày càng phát triển hơn khi làm nghề phiên dịch. Hãy rèn luyện thật tốt những kỹ năng trên để trở thành một phiên dịch viên xuất sắc nhé.